Tránh bệnh máy móc !

Tránh bệnh máy móc !

Tránh bệnh máy móc !

Tránh bệnh máy móc !

Tránh bệnh máy móc !
Tránh bệnh máy móc !

Hotline: 0975.902.980 - 0979.757.029

Tránh bệnh máy móc !

Mở đầu, Hồ Chí Minh dẫn lại một câu chuyện: Một nhóm thợ đóng một cỗ xe ngựa rất khéo. Nhưng đóng rồi thì không dùng được. Vì cỗ xe to quá, đưa ra cửa phòng không lọt. Nghe câu chuyện đó, ai không cười những người thợ kia là ngốc.

Song sự thật thì một số cán bộ ta vẫn thường “khóa cửa đóng xe” như những người thợ kia. Bác kết luận: “Đó là họ mắc bệnh máy móc”.

Liền sau đó, Người nêu vài thí dụ, chẳng hạn: Một xã kia có đến 25 chương trình thi đua. Mỗi đoàn thể, mỗi ngành trong xã đều có một chương trình riêng, và không chương trình nào ǎn khớp nhau hết. Kết quả là thi đua không có… kết quả.

Hay tỉnh A báo cáo rằng: Phụ nữ toàn tỉnh góp quỹ tham gia kháng chiến, và tỉnh có mấy vạn nữ du kích. Xét ra thì thấy rằng: Tỉnh ấy đã ra lệnh bắt phụ nữ góp, và bắt phụ nữ có 3, 4 con mọn cũng phải đi tập “một, hai”. Kết quả là không bằng tỉnh B đã biết dùng cách tuyên truyền giải thích cho nên phụ nữ đã xung phong góp quỹ nhiều hơn, và nữ du kích thì mạnh mẽ hơn.

Hoặc ở khu nọ, trong một mùa đã có đến 450 cuộc đại hội. Kết quả là các cán bộ chỉ lo đi khai hội mà hết cả thời giờ, đến nỗi mọi công việc bị chậm trễ…

Nếu xét về tính chất tương tự, có thể hiện nay trong Đảng cũng có những hiện tượng như vậy. Chẳng hạn, có thể có địa phương tổ chức quá nhiều phong trào thi đua của các đoàn thể, các tổ chức đảng, các đơn vị…, dẫn đến không tập trung, không thực chất và trở nên hình thức. Hoặc có thể có nơi phát động tất cả các phong trào thi đua của cấp trên mà không làm rõ những đặc điểm riêng biệt của mình để xem phong trào đó có thực sự sát với thực tế không, lực lượng tham gia có đông đảo không, có thúc đẩy sự phát triển của địa phương đúng mức không…

Hoặc có thể có hiện tượng như, danh nghĩa là vận động nhưng thực ra là ép buộc thực hiện các phong trào, các hoạt động, dẫn đến người tham gia thì đông nhưng không thực chất, hiệu quả và chất lượng các phong trào, các hoạt động hạn chế, khi báo cáo lên cấp trên thì con số rất “kêu” nhưng tính thiết thực thì có mức độ, các mô hình, giải pháp không rõ ràng…[2]. Trên thực tế, hiện tượng này đó đây từng xuất hiện và làm không chỉ người dân mà cả cán bộ, đảng viên phê bình[3].

Trở lại bài viết của Bác Hồ, Người cho rằng bệnh máy móc ấy do “bệnh chủ quan mà ra” và “nó sẽ làm hỏng công việc”. Muốn chữa khỏi bệnh máy móc thì “đây là đơn thuốc chữa bệnh máy móc: bất kỳ việc to việc nhỏ”, đó là:

“Phải xem xét kỹ lưỡng,

Phải bàn bạc kỹ lưỡng,

Phải hỏi dân kỹ lưỡng,

Phải giải thích kỹ lưỡng cho dân,

Phải luôn luôn gần gụi dân”.

Hiện nay, Đảng bộ thành phố đang tích cực thực hiện xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh và trên thực tế đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, nếu rà soát kỹ, liệu có trường hợp nào địa phương, đơn vị đã thực hiện một cách máy móc không? Chẳng hạn, cấp ủy, người lãnh đạo ở đó đã xác định rõ việc xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại địa phương, đơn vị mình với các mô hình, cách thức đó có thực sự phù hợp chưa; có gắn với điều kiện cụ thể của địa phương, cơ quan mình không; có tính đến đặc điểm riêng của các đơn vị trực thuộc để thực hiện sao cho hợp lý chưa; trong nội bộ đã thảo luận kỹ để đi đến thống nhất nhận thức và hành động chưa; có triển khai lấy ý kiến trong cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa; có quan tâm lắng nghe phản hồi và giải thích các thắc mắc, phản biện chưa… Nếu địa phương, cơ quan trả lời đầy đủ và xác đáng các câu hỏi trên thì có thể việc thực hiện là phù hợp và không máy móc.

Trên thực tế, bệnh máy móc còn biểu hiện ở nhiều cung bậc khác. Thí dụ, văn bản chỉ đạo ở cấp trên ghi thế nào thì cấp dưới chép lại gần như nguyên vẹn mà không điều chỉnh chi tiết về các đặc điểm riêng biệt, thẩm quyền và trách nhiệm của mình; ở trên có văn bản thì ở dưới cũng phải ra văn bản dù rằng có thể triển khai bằng những hình thức khác; đang có phong trào về hoạt động gì thì cũng cố gắng thực hiện cho giống nơi khác mà không nắm chắc điều kiện và nhu cầu cụ thể của mình xem có phù hợp với hoạt động đó hay không…

Trong một số căn bệnh của tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, “bệnh máy móc” vẫn còn và do đó cần được “điều trị” quyết liệt, tận gốc, bằng “toa thuốc” của Bác Hồ!

Vân Tâm

---------------------------------------------

[1] Theo Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia 2011, tr.307-308.

[2] Tại cuộc tọa đàm chuyên gia về công tác thi đua, khen thưởng trong Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội do Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội tổ chức, ngày 14/9/2021, Trưởng ban Thi đua, khen thưởng Trung ương Phạm Huy Giang nhận định, trong tổ chức phong trào thi đua vẫn còn những phong trào còn mang tính hình thức, thiếu tính bền vững. Dó có nhiều phong trào thi đua do các cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội phát động và đều dồn xuống cơ sở nên không tránh khỏi tình trạng chồng chéo, quá tải với khả năng hưởng ứng, thực hiện của cơ sở. Nguồn: https://quochoi.vn/UserControls/Publishing/News/BinhLuan/pFormPrint.aspx?UrlListProcess=/content/tintuc/Lists/News&ItemID=58783

[3] Thí dụ, hồi tháng 12/2022, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ngãi có kết luận kiểm tra hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính và việc tổ chức, hoạt động của bộ phận một cửa tại UBND xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, trong đó nổi lên sai phạm liên quan đến hồ sơ về đất đai... Theo đó, trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính chứng thực các hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất, cán bộ UBND xã Tịnh Hà có gợi ý người dân viết đơn tự nguyện đóng góp cho ngân sách xã 300.000 đồng/hồ sơ (thu tiền có xuất biên lai theo quy định và nộp vào ngân sách nhà nước). Tuy nhiên, việc tác động đến người dân đóng góp tiền sau khi thực hiện thủ tục hành chính là trái với quy định. Theo Báo Lao động, ngày 12/12/2022, nguồn: https://laodong.vn/xa-hoi/can-bo-xa-goi-y-nguoi-dan-tu-nguyen-dong-gop-300000-dongho-so-1126681.ldo

Thông báo - tin tức

KẾ HOẠCH

Xem thêm

THÔNG BÁO

Xem thêm

Đào tạo liên kết

Đơn vị liên kết

Zalo
1
Bạn cần hỗ trợ?
Go Top